Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

TIỂU SỬ NHÀ PHONG THUỶ TẢ AO

Cụ Tả Ao được tôn là Thánh Địa lý Tả Ao là người Việt Nam thứ nhất học dược khoa Địa lý chính tông ở Trung Quốc , và là thầy Địa lý giỏi nhất Việt Nam xa kia. Tên cụ là Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (Trung Việt)





   

Cụ Tả Ao được tôn là Thánh Địa lý Tả Ao là người Việt Nam thứ nhất học được khoa Địa lý chính tông ở Trung Quốc, và là thầy Địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia. Tên cụ là Nguyễn Đức Huyên người làng Tả Ao huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh ( Trung - Việt ).
  Cụ sinh vào thời Vua Lê Chúa Trịnh. Nhà nghèo cha mất từ hồi nhỏ,  mẹ loà. Cụ có một người anh cũng nghèo, là người con có hiếu, thấy mẹ mù loà lúc nào cụ cũng buồn rầu, luôn luôn cầu mong tìm được thầy thuốc hay, chữa cho mẹ khỏi.
  May thay gần nơi cụ có một người thầy thuốc người Tầu chữa mắt rất giỏi. Nhiều người đau mắt đã lâu, mà sau một thời gian được thầy đó chữa trị, lại trông được.
  Có thầy hay nhưng chữa chạy rất tốn kém và nhà cụ nghèo không thể theo đuổi được thuốc thang. Cụ bèn nhất quyết xin phép mẹ đến giúp việc cho thầy chữa mắt này để học nghề và tìm cách chữa cho mẹ.
  Sau hai năm kiên trì làm việc để chờ thầy truyền nghề. Cụ được thầy thuốc này nhận xét là người có trí, đức hạnh nên truyền cho ít phép chữa bí truyền. Tuy chưa phải là hoàn toàn giỏi nhưng liệu đủ sức có thể chữa cho mẹ khỏi nên cụ xin phép về săn sóc bệnh trạng của mẹ. Sau một thời gian chữa cho mẹ được khỏi loà cụ trở lại chỗ thầy tiếp tục học nghề chữa mắt và sau đó cụ theo thầy chữa mắt về Tầu tiếp tục học nghề và giúp đỡ thầy.
  Khi ông thầy già yếu thấy cụ quán xuyến được mọi khách hàng cho mình, liền đem nốt kinh nghiệm bí truyền dạy cụ.
  Gần đó có một thầy Địa lý chính tông nhà giàu bị đau mắt không nhìn thấy gì, nhờ cụ chữa và hứa nếu chữa khỏi sẽ hậu tạ riêng cho cụ 50 lạng vàng. Sau khi chữa khỏi mắt cho thầy Địa lý, cụ không nhận tiền tạ và chỉ năn nỉ xin dạy cho cụ khoa Địa lý.
  Vì ơn nghĩa nên thầy Địa lý dạy cụ Tả Ao khoa Địa lý chính tông của mình.
  Sau nhiều năm thành tài, cụ xin về nước. Thầy Địa lý muốn thử sự hiểu biết của cụ, bèn làm một trăm mô hình đất kết trên một bãi cát, dưới mỗi huyện kết có yểm một đồng tiền, rồi đưa cho 100 cây kim, bảo ra điểm huyệt.
  Cụ đã cắm được 99 cây kim vào 99 lỗ đồng tiền và một cây vào mép lỗ đồng tiền thứ 100.
  Cây kim vào mép lỗ đồng tiền thứ 100 này là một kiểu đất quá lớn rất nhiều hình thể khó khăn, ẩn áo.
  Thầy Địa lý chính tông thấy vậy than rằng: Nghề Địa lý chính tông của ta được người Việt Nam học hết rồi.
  Cụ từ tạ thầy về nước tiếp tục chữa mắt làm phúc. Cụ từ chối rất nhiều việc để đất. Cụ chỉ làm những việc để đất rất hạn chế trong trường hợp đặc biệt mà thôi, tuy vậy danh làm Địa lý của cụ cũng nổi và được tôn là Thánh Địa lý.
  Người ta không gọi tên cụ nữa mà chỉ gọi cụ là Tả Ao ( Tên làng Tả Ao của cụ ở Huyện Nghi Xuân)
  Hình như cụ Tả Ao không truyền nghề cho ai, xong có thể để lại cho đời sau hai bộ sách Địa lý quý gía:
  1. Bộ Địa đạo Diễn ca có 120 câu văn vần.
  2. Bộ Dã đàm Tả Ao bằng văn xuôi .
  Sách Địa lý của cụ xuất phát từ môn Địa lý chính tông nên đi từ căn bản lên phần chi tiết. Phần căn bản chú trọng tìm cho thấy Long Chân Huyệt đích. Phần chi tiết nói cho thêm những điều phụ vào điều căn bản. Đi từ gốc đến ngọn bao giờ cũng ít lần hơn đi từ chi tiết trở lại gốc; vì vậy sách Địa lý của cụ được các cụ xưa kí cho là quý giá nhất.
 
  VƯƠNG THỊ NHỊ MƯỜI

0 nhận xét:

Đăng nhận xét