Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA PHONG THUỶ HUYỀN KHÔNG

Âm dương
Âm dương là hai yếu tố quan trọng trong cuộc sinh thành tiến hoá của vạn vật. Ý nghĩa tuy trái ngược nhau nhưng âm dương luôn luôn dung hoà lẫn nhau, bổ túc cho nhau,…
Âm dương là lưỡng nghi, phân ra làm 4 gọi là tứ tượng:
Thiếu dương: Khí dương còn non.
Thái dương : Dương cực mạnh
Thiếu âm : Âm mới sinh
Thái âm : Âm dày đặc.
Đặc tính :
Dương : Động, nóng, sáng, trong, nhẹ, nổi lên trên, khô ráo, cứng, mạnh, tiến đi xa, mau lẹ, mở. số lẻ, nam, ngày, mặt trới, hoả, bên trái cơ thể.
Âm : Tĩnh, lạnh, tối, đục, nặng, chìm xuống dưới , ẩm ướt, mềm, yếu, lùi trở lại, chậm chạp, đóng, số chẵn, nữ, đất, đêm, mặt trăng, thuỷ, bên phải cơ thể
Trong sự biến hoá tuần hoàn : Âm mạnh thì dương yếu; dương mạnh thì âm yếu
Âm dương như 2 cực nam châm, cùng tính thì chống đẩy nhau, khác tính thì thu hút lẫn nhau. Nhưng trong mọi vật hai yếu tố ấy luôn dung hoà lẩn nhau, tương giao cùng nhau. Cả hai đóng vai trò quan tro5ngtrong cuộc sinh thành của vạn vật.

Ngũ hành
Khí âm dương luân chuyển biến hoá mà tạo ra ngũ hành. Năm hành của ngũ hành được hình thành qua 2 giai đoạn
1- Giai đoạn sinh: Nói về số thì : Trời 1 sinh thuỷ, đất 2 sinh hoả, trời 3 sinh mộc, đất 4 sinh sinh kim, trời 5 sinh thổ. Vậy số 1,2,3,4,5 là số sinh của ngũ hành
2- Giai đoạn thành; Nói về số thì ;
-Trời 1 sinh thuỷ, đất 6 thành thuỷ (1-6 là thuỷ tiên thiên)
- Đất 2 sinh hoả, trời 7 thành hoả (2-7 là hoả tiên thiên)
- trời 3 sinh mộc, đất 8 thành mộc (3-8 là mộc tiên thiên)
- Đất 4 sinh kim, trời 9 thành kim (4-9 là kim tiên thiên )
- Trời 5 sinh thổ, đất 10 thành thổ (5-10 thành thổ)
Phương hướng;
Mộc ở phương đông, hoả ở phương nam, thổ ở trung ương, kim ở phương tây, thuỷ ở phương bắc. Đây chính là phương vị ngũ hành trong hà đồ.
Ngũ khí ;
- Phong khí ( gió)thuộc mộc
- Thử khí và nhiệt khí( khí nóng) thuộc hoả
- Thấp khí(khí ẩm ướt) thuộc thổ
- Táo khí (khí khô) thuộc kim
- Hàn khí ( khí lạnh)
Tạng phủ
- Kim: đầu, họng, lưỡi, phổi
- Mộc: Lông, tóc, tay chân, gan, mật
- Thuỷ: Máu, mồ hôi, nước mắt, tai, thận
- Hoả: Mắt, tim
- Thổ: dạ dày, lá lách, lưng, bụng
Hình dáng:
- Kim: Tròn, dày
- Mộc: hẹp dài
- Thuỷ : Khúc khuỷu
- Hoả: nhọn sắc
- Thổ: vuông vức
Quẻ dịch;
- Kim: 2 quẻ CÀN, ĐOÀI
- Mộc: 2 quẻ CHẤN TỐN
- Thuỷ: quẻ KHẢM
- Hoả: Quẻ LY
- Thổ; 2 quẻ KHÔN, CẤN
Thiên can:
- Kim: canh, tân
- Mộc: Giáp, ất
- Thuỷ: Nhâm, quí
- Hoả: Bính đinh
- Thổ: Mậu, kỷ
Địa chi:
- Kim: Thân, dậu
- Mộc: dần, mão
- Thuỷ: Hợi, tý
- Hoả: Tỵ, ngọ
- Thổ : Thìn, tuất, sửu, mùi
Sinh khắc của ngũ hành
Sinh:
- kim sinh thuỷ
- thuỷ sinh mộc
- mộc sinh hoả
- hoả sinh thổ
- thổ sinh kim
Khắc:
- Kim khắc mộc
- Mộc khắc thổ
- Thổ khắc thuỷ
- Thuỷ khắc hoả
- Hoả khắc kim
Trong những nguyên lý tương khắc chỉ là sự tương tác giữa những vật thể với nhau để đi đến sự hủy diệt. Như vậy, trong nguyên lý tương sinh, tương khắc của Ngũ hành, người xưa đã bao hàm cả triết lý sự sống là bắt nguồn từ Trời (Thượng Đế), nhưng trường tồn hay hủy diệt là do vạn vật trên trái đất quyết định mà thôi. Ngoài ra, nó cũng bao hàm hết cả quá trình Sinh-Vượng- Tử- Tuyệt của vạn vật rồi vậy.


Ngũ hành phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:
- Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
- Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
- Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
- Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
- Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.


Ngũ hành phản khắc
Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:
- Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
- Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
- Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
- Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
- Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

Cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết hết được những điều này thì khi ứng dụng vào Huyền không mới đạt đến mức độ linh hoạt và tinh vi, chính xác hơn. Chẵng hạn như một ngôi nhà nơi phía ĐÔNG có các vận-sơn-hướng tinh 3-3-7. Nếu theo thông thường thì thấy 7 thuộc hành Kim khắc 3 thuộc hành Mộc, nên nếu nhà này có cửa ra vào tại nơi đó thì đoán là nhà sẽ có người bị gãy tay, chân vì Kim khắc Mộc. Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nơi đó có tới hai sao hành Mộc. Lại thêm phía ĐÔNG cũng hành Mộc. Cho nên Mộc nơi này vượng, một sao Kim thế yếu không thể khắc được, mà còn bị phản khắc lại. Vì thế nhà này không có người bị gãy tay chân, mà chỉ có bị bệnh yếu phổi hay đau phổi mà thôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét