Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

TỲ HƯU, TRUYỀN THUYẾT VÀ TÁC DỤNG




Căn cứ theo sử sách xưa ghi chép lại thì Tỳ Hưu là một loại mãnh thú đứng đầu năm loài thú mang lại may mắn đó là (Rồng, Phượng, Rùa, Kỳ Lân), nó thực xứng với tên gọi là loài thú mang lại thần tài. Tên của Tỳ Hưu ngày xưa còn là tên gọi của hai bộ tộc, truyền thuyết kể lại rằng Tỳ Hưu còn trợ giúp cho hai vị hoàng đế là Viêm Đế và Hoàng Đế tăng thêm uy lực chiến đấu cho nên nó được Hoàng Đế phong tặng danh hiệu “Thú Thiên Lộc” hàm ý được trời lộc trời ban cho. Tỳ Hưu là một loài thú thần chuyên bảo vệ tài sản cho các bậc đế vương, biểu tượng đặc trưng của hoàng thất nên còn xứng với danh hiệu bảo bối hoàng đế. Chính nhân vì Tỳ Hưu chuyên ăn mãnh thú và các loại tà độc yêu nghiệt nên nó là thần về sự trị tà và trong lịch sử phong thủy mọi chuyên gia đều thừa nhận Tỳ Hưu là một loài thú chuyên chuyển họa thành phúc.

Tỳ Hưu có hai loài đực và cái, theo truyền thuyết dân gian thường lấy Tỳ Hưu đực đại biểu cho thời vận tiền tài còn Tỳ Hưu cái mới chính là kho tàng chứa đựng lộc tài. Được về thời vận hưng phát thì cần phải có kho tàng chứa lộc tài mới có thể đón nhận nó bởi vậy để cầu về tài lộc người ta thường cầu cả về vận thời và kho tàng tài lộc thông qua một cặp Tỳ Hưu tương xứng.

Theo phong thủy thì uy lực của Tỳ Hưu có thể xua đuổi tà ma, trấn áp quỷ sát là điều không cần phải nghi ngờ gì nữa. Tương truyền Tỳ Hưu rất ham thích mùi vị của vàng bạc châu báu nên thường đem lại vận may cho gia chủ về kim ngân vàng bạc bởi vậy nó đứng đầu về thần cầu tài. Nhân vì Tỳ Hưu có công dụng vượng phát gia sản và đứng trên phương diện Phong Thủy-Ngũ Hành thì nó thuộc về hành Hỏa nên nó mở ra nguồn cầu lợi vô số kim tiền cho người trong nhân thế. Trong gia trạch hay nơi kinh doanh nếu an trí Tỳ Hưu thì cũng có thể đem lại sự thịnh vượng về tài lộc. Những người kinh doanh trong các ngành nghề chuyên môn như ngân hàng, cổ phiếu, đầu cơ, kho tàng..vv đều thấy Tỳ Hưu và kỳ lân có các công dụng khác nhau. Tỳ Hưu là một mãnh thú đem lại may mắn, nó có tác dụng trấn trạch tỵ tà và ngày xưa người ta thường dùng Tỳ Hưu để trấn mộ đồng thời nó chính là mãnh thú chuyên bảo vệ huyệt mộ. Chúng ta có thể thấy các ngôi cổ mộ đều có Tỳ Hưu ngự trấn và nó quả thực là một mãnh thú chuyên trị các sát khí.

Tỳ Hưu cũng có thể an trí vào phương vượng phát theo phong thủy, rất nhiều nhà địa lý đã thừa nhận Tỳ Hưu có tác dụng cầu tài nhưng mức độ ứng với tám phương theo quẻ Bát Quái cũng khác nhau. Nếu như tại nơi hợp phương đắc quẻ vượng lại an trí Tỳ Hưu được chế tác bằng ngọc vào nơi ấy thì khả năng thu hút tiền tài của nó rất mạnh. Xem ra việc vận dụng Tỳ Hưu theo ước muốn của con người đã có từ xa xưa nhưng việc này mang đậm sắc thái tâm linh. Bởi vậy trong môn học Huyền Không Đại Quái rất chú trọng việc chọn ngày chính thần và giờ quý thần hoặc Thái Dương lâm vào hai giờ Mão Dậu để khai quang Tỳ Hưu nhằm tăng thêm năng lực vượng tấn về tài sản của nó cho dù công việc của bạn là hành chính hay kinh doanh. Chỉ có một điểm cần lưu ý đó là nếu ai đó làm việc gian tà lại muốn dùng Tỳ Hưu để cầu về tài lợi chắc chắn họ sẽ thất bại bởi vì Tỳ Hưu là một linh thần hiển ứng.

Tỳ Hưu vốn được Phật Quan Âm phù hộ nên vào ngày 15 hàng tháng dâng hương lễ trước tượng Phật Quan Âm để gia tăng sự độ trì.

Tỳ Hưu khó mở miệng lên dùng vàng để tạc thân Tỳ Hưu, Tỳ Hưu khó mở mắt lên dùng ngọc, đá để tạc thân Tỳ Hưu. Vì vậy tỳ hưu bằng vàng hoặc bằng ngọc, đá có giá trị về tâm linh, linh khí cao, tuy nhiên để làm tỳ hưu bằng vàng thì tốn rất nhiều vàng nên người ta hay làm bằng ngọc, đá.

Mặt khác từ năm 2004 -2023 là vận 8 - vận của BÁT BẠCH THỔ, mà đá, ngọc thì thuộc thổ nên tỳ hưu đá, ngọc được ưa chuộng chú ý đến, các chuyên gia phong thuỷ dùng tỳ hưu đá, ngọc để chiêu tài trấn sát cho các gia chủ và đem lại lợi lạc cho gia chủ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét