Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

CÁC ĐIỀU CẤM KỴ VỚI KẾT CẤU CĂN NHÀ

Về cách cục của căn nhà, có một số cách cục có thể thông qua trang trí để thay đổi, nhưng cũng có một số lại rất khó sửa đổi do vấn đề kết cấu của chính căn nhà, do đó khi chọn nhà cần phải xem xét kỹ mới không phải hao tổn tâm trí sau này.
PT không tốt trong kết cấu căn nhà có mấy điểm cần chú ý dưới đây: 












Những tạo hình quá đặc biệt dễ gặp phải các vấn đề về PT

Sự tiến bộ của kiến trúc hiện đại làm đa dạng các hình dáng của căn nhà, không những chỉ hạn chế ở những kiểu dáng vuông vức, mà có nhiều kiểu dáng hoặc những kiểu được cho là đẹp về thẩm mỹ, nhưng xét từ PT truyền thống thì có một số kiểu dáng lại cấm kỵ, cố gắng tránh được thì nên tránh.
1- Kiến trúc kiểu tháp:
Kiến trúc kiểu tháp thích hợp với mục đích thương mại, không thích hợp với nhà ở.
Kiến trúc hình tháp (ví dụ như tháp Đông phương minh châu Thượng Hải), vừa cao vừa nhọn, dễ làm cho mọi người có cảm giác không ổn định, về lâu dài sẽ gây suy nhược thần kinh, chỉ thích hợp với những nơi nhiều người qua lại như trung tâm thương mại, nhà hàng, câu lạc bộ, không thích hợp với mục đích nhà ở.
2- Kiến trúc có ngoại hình trên rộng dưới hẹp
Kiến trúc có ngoại hình trên rộng dưới hẹp (như tòa nhà 101 Đài Bắc), đầu nhẹ chân nặng nên những vị trí gần cạnh mép sẽ vì mối quan hệ của sức hút trái đất mà sinh ra hiện tượng bất ổn định và hình thành “từ trường sát”
3- Kiến trúc có ngoại hình giống nhà tù


Kiến trúc có ngoại hình giống nhà tù, thế vận của người ở đó sẽ khó phát triển
Căn nhà có ngoại hình giống nhà tù, nhìn vào sẽ không biết được đâu là đường chính để ra ngoài, hướng chính của căn nhà không rõ ràng, khí không thể căng ra, tượng trưng cho con người không thể phát huy, ngoại quan kiến trúc tốt nhất là khí thế, cửa đủ lớn, để trông thật khí thế và rộng mở, để mọi người có cảm giác được vươn xa.
4- Kiến trúc có ngoại hình lõm trong

Kiến trúc có ngoại hình lõm trong thì người ở không có sức khiêu chiến với bên ngoài
Kiến trúc có ngoại hình thuộc kiểu căn nhà lõm phía trong, trông giống như chiếc bụng lép do chưa ăn no, kiểu căn nhà này không có sức chống cự vào khiêu chiến với bên ngoài, tốt nhất nên chọn kiến trúc có ngoại hình phình ra hoặc ban-công phình ra ngoài, vì căn nhà phình ra ngoài cũng giống như một người vừa ăn no, có đủ sức khiêu chiến đối kháng.
5- Kiến trúc nhìn từ trên cao giống hình chữ thập kép
Căn nhà có hình dáng chữ thập kép trông giống như một chiếc xe đẩy, đó gọi là “xe đẩy sát”, người sống trong căn nhà đó làm việc rất vất vả, mất nhiều công sức.
6- Nóc nhà tạo thành hình tam giác
Có rất nhiều biệt thự hoặc nhà kính tạo hình cho nóc nhà thành hình tam giác, trong PT gọi là “hàn khiên sát”, tượng trưng cho tài khí không tụ, hình tam giác càng nhọn thì ảnh hưởng xấu càng lớn.
7- Căn nhà có hình U

Căn nhà có ngoại hình U, người ở sẽ bị bó buộc chân tay, khó phát triển
Căn nhà có ngoại hình U cũng giống như hai tay người bị trói ra phía sau, tượng trưng cho cách cục suy giảm uy tín, cô đơn, cho dù làm nhà ở hay văn phòng đều không hợp, nhất là các nhân viên hành chính cao cấp tối kỵ lựa chọn kiểu nhà này.
8- Nhà trống
Có một số tòa nhà mang kiểu thức tập hợp do để có bề ngoài đẹp nên sẽ có một số hình nhà đơn giống như thiết kế trống rỗng, phái dưới có thể là đường đi, sảnh, mái vòm.
Về mặt lựa chọn tốt nhất tránh đơn vị trống rỗng, người sống trong căn nhà này sẽ dễ có hiện tượng bất an, tâm thần bất định, cũng vì thế mà dễ đưa ra những quyết định sai lầm.
Một số căn nhà ở vào những vị trí do mối quan hệ của điều kiện đất đai nên gây nên hình dạng cách cục của tổng thể căn nhà không được vuông vức, có thể là thót hậu, thậm chí gây những ảnh hưởng khuyết góc. Những điều đó về mặt PT đều sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với các thành viên trong gia đình sống ở đó, vì thế khi chọn nhà cần cố gắng tránh.
Đối với “khuyết góc”, trước tiên phải bổ sung cho góc khuyết của căn nhà, rồi tìm điểm trung tâm thì sẽ thấy được phương vị khuyết góc.

Khuyết góc ở phía Đông:

Căn nhà khuyết góc phía Đông, con trưởng trong nhà dễ có vấn đề.
Căn nhà khuyết góc phía Đông, đại diện cho thành viên trong gia đình dễ có bệnh tật ở phần chân, sẽ tổn thương đến con trưởng hoặc vấn đề không có con trai.

Khuyết góc phía Tây:

Khuyết góc phía Tây, con gái trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Tây, thành viên trong gia đình dễ mắc bệnh về phổi và hệ thống hô hấp, hoặc ảnh hưởng đến thiếu nữ trong nhà, nữ giới dễ gặp vấn đề.

Khuyết góc phía Nam

Căn nhà khuyết góc phía Nam, thứ nữ trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Nam, các thành viên trong nhà dễ gặp các bệnh như tuần hoàn máu, hoặc bệnh tim, bệnh mạch máu, thứ nữ trong nhà dễ xảy ra chuyện.

Khuyết góc phía Bắc

Căn nhà khuyết góc phía Bắc, thứ nam trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Bắc, thành viên trong nhà dễ gặp các bệnh thuộc hệ thống tiết niệu như thận, bàng quang, thứ nam trong nhà dễ bị ảnh hưởng.

Khuyết góc phía Đông Nam:

Căn nhà khuyết góc phía Đông Nam, con gái út trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc Đông Nam, thành viên trong nhà dễ gặp phải các bệnh về gan mật và thần kinh tọa, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến trưởng nữ.



Khuyết góc phía Tây Bắc

Căn nhà khuyết góc phía Tây Bắc, nam trưởng bối trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc Tây Bắc, thành viên trong nhà dễ gặp phải các bệnh ở phần đầu, đồng thời ảnh hưởng càng lớn hơn đối với nam giới cao tuổi nhất trong nhà như bố, ông nội.

Khuyết góc phía Đông Bắc

Căn nhà khuyết góc phía Đông Bắc, con trai út trong nhà dễ có vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Đông Bắc, thành viên trong nhà dễ mắc các bệnh vặt như tay, cổ, lưng, đồng thời ảnh hưởng lớn đối với nam giới tốt nhất trong nhà như con út.

Khuyết góc phía Tây Nam

Căn nhà khuyết góc phía Tây Nam, trưởng bối nữ trong nhà dễ gặp vấn đề
Căn nhà khuyết góc phía Tây Nam, thành viên trong nhà dễ mắc các bệnh đường ruột, vùng bụng, đồng thời ảnh hưởng đến nữ giới cao tuổi nhất trong nhà như mẹ.
Nếu hình dáng căn nhà trước rộng sau hẹp (hình thang ngược), sẽ hình thành cái gọi là “nhà hình xẻng”, dòng khí khó tập trung, dễ hao tài. Ngoài ra, về mặt PT đều cho rằng căn nhà có nhiều góc cạnh sẽ dễ gặp những vấn đề xung sát, giống như một số căn nhà có hình dạng bất quy tắc thì tốt nhất nên tránh. Cách cục bên trong không vuông vức, tượng trưng cho nội bộ bất hòa, người sống trong căn nhà này dễ gặp tranh chấp và không vui, cố gắng nên tránh.
Giữa cửa chính với nội, ngoại minh đường chủ yếu liên quan đến sự nghiệp, tài vận và các mối quan hệ bên ngoài. Do đó vị trí, kích thước và bài trí trong và ngoài minh đường đều phải chú ý.
1- Ngoại minh đường
“Ngoại minh đường” là không gian bên ngoài cửa chính, còn gọi là “tiến khí trường”, ngoại minh đường nên thoáng rộng, sáng sủa, thông gió, không đối diện với vật xung sát, do đó tốt nhất không nên chất xếp rác. Ngoài ra, nếu có thể, tốt nhất không nên dùng chung với nhau, nhưng ở các tòa nhà hoặc chung cư hiện đại, thông thường đều phải dùng chung, lúc này cần phải chú ý, ngoại minh đường dùng chung thông thường cũng sẽ dễ gặp trường hợp cửa đối cửa.
Nếu kích thước hai cánh cửa bằng nhau, thì hai cánh cửa sẽ cùng có chung ngoại minh đường, còn nếu kích thước cánh cửa một bên lớn, một bên nhỏ thì sẽ hình thành tình trạng cửa lớn nuốt cửa nhỏ, sống ở nhà có cửa nhỏ thì khí vận sẽ dần dần suy giảm, về công việc dễ bị chèn ép, gặp tiểu nhân, tài vận đương nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu khoảng cách giữa hai cửa là 5m thì sẽ không gặp trở ngại lớn.
Ngoại minh đường cạnh cầu thang đại diện cho việc phải mất nhiều công sức và thời gian trong công việc hay sự nghiệp, tốt nhất cũng nên tránh, nếu không phải tìm cách hóa giải. Ngoài ra, ngoại minh đường tối kỵ nhất là có vật xung sát, ví dụ như đường, góc nhọn nhô ra của tường nhà, cột điện, góc nhà, cột điện cao thế, chúng đều bất lợi đối với sự phát triển sự nghiệp, do đó nên cố gắng tránh.
2- Nội minh đường
“Nội minh đường” là không gian phía sau cửa, cũng gọi là “nạp khí trường”, hoặc chính là vị trí Huyền quan. Nạp khí trường là dòng khí thu nạp tiến khí trường, lượng khí vào quyết định vận khí có hưng vượng hay không, còn kích thước của nạp khí trường lại quyết định lượng nạp khí của một căn nhà, đó cũng là mấu chốt quyết định vận thế thịnh vượng. Do đó sự nhiều ít của tài vận rất quan trọng với kích thước tốt xấu của nội, ngoại minh đường, kích thước của cả hai loại trường nói trên cũng phải phối hợp với nhau mới có thể phát huy được sức mạnh lớn nhất.
Nội minh đường cũng chính là vị trí Huyền quan, cũng nên thoáng rộng và sáng sủa, đồng thời đường chuyển động cũng phải thông thoáng, tối kỵ tích trữ rác, các gia đình bình thường nếu thiết kế huyền quan thường để thùng rác hoặc tủ giày, thậm chí giày dép bày ra khắp mặt đất, như vậy không tốt về PT.
Ngoài ra, nội minh đường tối kỵ có xà ngang bên trên, nó đại diện cho sự ngăn trở tài vận, nội minh đường tốt nhất cũng không nên gần cầu thang, nếu không cũng sẽ chịu áp lực lớn trong việc kiếm tiền; nếu đặt cạnh nhà vệ sinh cũng dễ bị phá tài; phía trên cũng đã đề cập, nội minh đường nếu là Tuế khí trọng sẽ làm cho tài vận không thông, đó cũng là lý do các sách PT đều nhấn mạnh, không nên đặt tủ giày ở chỗ Huyền quan, nếu tủ giày đặt ở đó thì đó cũng là lý do nên lau chùi sạch sẽ và khử mùi tủ giày thường xuyên.
1. Đường xe ngầm xuyên bên dưới căn nhà

Các tòa nhà hiện đại đều có bãi để xe ngầm, nhưng nếu phía trước minh đường có cửa vào của đường xe ngầm, khí vào từ cửa khuyết, trong PT gọi là “Hõm sát”, dễ gây nên các bệnh ở đầu và phá tài, tốt nhất nên tránh.
2. Tầng ngầm thiết kế bể bơi hoặc bể nước

Trong quy hoạch kiến trúc hiện đại rất chú trong đến chức năng sinh hoạt, hoặc là chức năng và quản lý kiểu khách sạn, do đó thường quy hoạch bể bơi ở tầng ngầm. Nhưng thiết kế bể nước ở tầng ngầm dễ phạm phải Chiêu âm sát, hơn nữa ở tầng ngầm thiếu ánh sáng, âm khí nặng, dễ thu hút các linh thể, làm cho người ở trong nhà không được bình an, do đó cũng nên cố gắng tránh
( Trích dịch Phong Thủy Bảo điển)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét